Thuốc tây trị gà khò khè sổ mũi hiệu quả nhanh chóng
Thuốc tây trị gà khò khè sổ mũi hiệu quả nhanh chóng. Thuốc Ery là một loại thuốc hiệu quả để điều trị khò khè ở gà mà bạn nên biết. Hãy cho gà uống thuốc này trong 2-3 ngày. Trong 2 ngày đầu, sử dụng 1 viên mỗi ngày, chia làm 2 lần (sáng nửa viên, chiều nửa viên). Nếu gà con vẫn khó thở hoặc tiếp tục khò khè, cần chuyển sang Giai đoạn 2 ngay lập tức.
Sau khi sử dụng Thuốc Ery ở giai đoan 2 các bạn Sử dụng Hen đỏ của Thái Lan. Đây là một loại thuốc chuyên trị khò khè cho gà, hiệu quả với tình trạng nhiều đờm và khó thở. Thuốc được đánh giá cao nhờ khả năng điều trị bệnh trên gà trong thời gian ngắn. Lưu ý chỉ sử dụng thuốc này khi gà có triệu chứng khò khè nặng, nhiều đờm và kéo dài.

Một số bài thuốc dân gian và cách chữa khò khè cho gà hiệu quả không cần dùng thuốc tây
Các bài thuốc dân gian trị khò khè cho gà đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và chứng minh được hiệu quả. Dưới đây đá gà trực tiếp online xin gửi tới các bạn một số phương pháp bạn có thể tham khảo:
Dùng gừng cho gà: Người nuôi giã nhỏ vài lát gừng, trộn vào nước uống của gà. Áp dụng vào buổi sáng và trưa trong 2-3 ngày, triệu chứng khò khè ở gà sẽ giảm đáng kể.
Dùng tỏi cho gà: Ngâm 100g tỏi băm nhỏ trong 10 lít nước khoảng 30 phút. Sau đó, pha nước này cho gà uống và trộn tỏi vào thức ăn. Sử dụng liên tục trong 3-4 ngày, tình trạng sức khỏe của gà sẽ cải thiện rõ rệt.
Sử dụng lá trầu không: Giã nhuyễn lá trầu không với một ít muối, chắt lấy nước cốt và pha vào nước cho gà uống.
Thực hiện vào buổi sáng và chiều cho đến khi gà giảm khò khè và hồi phục hoàn toàn.
Các phương pháp dân gian này phù hợp nhất cho gà chọi hoặc gà cảnh nuôi với số lượng ít.
Ngoài ra, người nuôi nên áp dụng các biện pháp này ngay khi gà có dấu hiệu khò khè nhẹ, không kèm theo các triệu chứng phức tạp khác.
Tham khảo video cách chữa gà khò khè sổ mũi
Triệu trứng của gà bị khò khè khó thở
Khò khè là bệnh thường gặp ở gà, đặc biệt vào mùa đông lạnh giá hoặc sau các trận đấu gà. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nhanh, khiến gà suy yếu và có thể tử vong chỉ trong thời gian ngắn.
Đối với gà thịt: Bệnh thường xuất hiện khi gà từ 4 đến 8 tuần tuổi. Gà có thể bị tiêu chảy phân xanh trắng, kèm theo các dấu hiệu như giảm ăn, viêm xoang mũi, chảy nước mũi, mắt sưng, ủ rũ và kém phát triển.
Đối với gà đẻ: Bệnh hay xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột, sau khi tiêm vắc-xin, chuyển chuồng hoặc cắt mỏ. Các triệu chứng thường thấy bao gồm chảy nước mũi, gầy yếu, thở khò khè, ăn ít và sản lượng trứng giảm rõ rệt.
Nguyên nhân gà mắc chứng khò khè khó thở

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà khò khè, khó thở. Để xử lý nhanh chóng và hiệu quả, cần theo dõi và xác định các nguyên nhân sau:
Gà bị nhiễm bệnh lây lan vi khuẩn qua không khí
Vi khuẩn từ một đàn gà nhiễm bệnh trong cùng chuồng trại có thể lây lan. Nếu dụng cụ chăn nuôi hoặc thức ăn bị nhiễm khuẩn, cần khử trùng thường xuyên để ngăn ngừa bệnh.
Di truyền từ gà mẹ
Mầm bệnh có thể truyền từ gà mẹ sang gà con qua trứng nhiễm bệnh, khiến gà con thở khó, khò khè ngay từ sớm.
Gà từng khỏi bệnh nhưng vẫn mang mầm bệnh
Gà từng nhiễm mycoplasma hoặc bị nhiễm trùng thứ phát có thể tái phát bệnh, đặc biệt nếu sức đề kháng yếu, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Sau khi tham gia các trận đấu
Nếu gà chọi không được lau khô bằng nước ấm hoặc xoa bóp sau trận đấu, vết thương dễ bị nhiễm trùng, lâu lành, dẫn đến tình trạng khò khè, khó thở.
Môi trường nuôi chật chội, ẩm thấp
Chuồng trại quá kín, ẩm ướt hoặc đông đúc cũng là nguyên nhân gây khò khè. Gà trong môi trường này dễ bị phân xanh, phân trắng, sau đó phát triển các biến chứng như khó thở, ủ rũ và thở khò khè.
====>>> Tham khảo thêm các cách nuôi gà đá hiệu quả nhất trong mục cách nuôi gà đá của Đá gà trực tiếp online